Kiểm tra bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải

Trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hay hệ thống xử lý nước thải công nghiệp thì việc sử dụng quy trình xử lý sinh học, thì bùn vi sinh đóng một phần vai trò quan trọng đối với hiệu quả xử lý của toàn hệ thống. Bài viết này sẽ giới thiệu bạn các phương pháp kiểm tra bùn vi sinh giúp kiểm soát bùn vi sinh trong hệ thống hiệu quả.

1/ Đặc điểm của các loại bùn vi sinh

Bùn vi sinh hiếu khí

Trong hệ thống xử lý nước thải, lớp bùn hiếu khí thường có các đặc điểm sau:

  • Màu sắc của bùn vi sinh hiếu khí thường có màu nâu nhạt.
  • Trong giai đoạn sục khí, bùn sẽ rất mịn, và khi ngừng sục khí, bùn sẽ lơ lửng và kết bông bùn.
  • Khoảng 5 phút sau khi tắt sục khí bùn hoạt tính, các bông cặn được hình thành dưới tác động của vi sinh vật sẽ kết tụ lại.
  • Tỷ trọng của các bông cặn thường lớn hơn tỷ trọng của nước nên chúng chìm xuống đáy bể.
  • Nếu tuổi bùn hợp lý thì bùn sẽ kết tụ, còn bùn non khó sinh khối, dễ lơ lửng, khó lắng trong nước.

Bùn vi sinh thiếu khí

Bùn thường được tuần hoàn bể sinh học thiếu khí về bể hiếu khí, và được trộn bằng máy khuấy chìm hoặc máy sục để tăng khả năng tiếp xúc của vi sinh vật và tránh tình trạng ứ đọng bùn vi sinh. Bùn vi sinh thiếu khí sẽ có các đặc điểm như sau:

  • Bùn vi sinh hiếu khí thường có màu nâu đen, sậm hơn so với bùn vi sinh hiếu khí.
  • Quá trình khuấy trộn trong bể không phá hủy các bông cặn do các vi sinh vật giúp cho bông bùn hình thành và có kích thước bông bùn lớn hơn các bông cặn trong bể sục khí.
  • Tốc độ lắng của bùn vi sinh thiếu khí cao hơn so với bùn vi sinh hiếu khí.

Bùn vi sinh kỵ khí

Bùn vi sinh kỵ khí thường xuất hiện ở các bể kỵ khí, bể phốt, dây chuyền xử lý nước thải AAO. Bùn vi sinh kỵ khí thường có màu đen sẫm và bao gồm hai loại:

  • Bùn vi sinh kỵ khí lơ lửng: Sử dụng máy khuấy hoặc máy bơm khuấy để tăng khả năng tiếp xúc của vi sinh với các bông bùn trong bể.
  • Bùn vi sinh kỵ khí trong bể UASB (hồi lưu): Bùn có dạng hạt, khi các bông này trở nên rất lớn, bùn sẽ lắng nhanh, khối lượng bùn càng lớn thì lớp vi sinh vật phát triển càng nhanh.

2/ Cách kiểm tra bùn vi sinh

Phương pháp kiểm tra bùn vi sinh được thực hiện như sau:

+ Tiến hành lấy mẫu và thử nghiệm để kiểm tra bùn

+ Dùng ống đong dung tích 1000ml đổ đầy nước thải, quan sát quá trình keo tụ và lắng cặn của bùn vi sinh. Sau khi lắng 30 phút, đo chính xác chiều cao của lớp bùn trong ống.

Để xác định và quy ra tuổi bùn, ta sử dụng công thức như sau:

Tuổi bùn = (MLSS x Thể tích bể) / (Nồng độ bùn x Lưu lượng bùn thải)

Hay:

Tuổi bùn = (MLSS x Thể tích bể x 8,34) / (Nồng độ bùn x Lưu lượng bùn thải x 8,34)

3/ Chú ý sử dụng hiệu quả bùn vi sinh

Sau khi chọn đúng loại bùn vi sinh, người vận hành hệ thống sẽ thực hiện quá trình nuôi cấy trong hệ thống xử lý nước thải. Khi nuôi cấy, có một số lưu ý cần đảm bảo để tạo các điều kiện thích hợp cho sự phát triển bình thường của bùn hoạt tính, cụ thể là:

  • Trước khi sử dụng bùn vi sinh, cần xử lý bùn gốc để bùn mới phát huy hiệu quả xử lý. (nhất là khi bùn vi sinh đã mất hết hoạt tính không thể khôi phục được nữa)
  • Bể chứa bùn không chứa chất thải độc hại: Khi bắt đầu đưa bùn vi sinh vào bể phải đảm bảo rằng bể tuyệt đối không chứa các vật liệu độc hại có thể giết chết hoặc ức chế tất cả các vi sinh vật sống trong môi trường nước thải.
  • Đảm bảo tiêu chuẩn BOD và COD của bùn vi sinh.  
  • Đảm bảo một số điều kiện khác lương oxy hòa tan, độ pH, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, v.v.

Nên bổ sung thêm men vi sinh để bùn hoạt tính hoạt động hiệu quả hơn, hỗ trợ tăng số lượng và hiệu suất của xử lý của hệ thống, giúp nước thải nhanh chóng đạt tiêu chuẩn xả thải ra ngoài môi trường. Men vi sinh  Microbe-Lift là dòng sản phẩm vi sinh ứng dụng rất tốt trong quá trình xử lý nước thải, có thể sử dụng linh hoạt trong các môi trường hiếu khí, kỵ khí và thiếu khí.

__________________

Hiện tại, Men vi sinh Microbe-Lift đang được phân phối độc quyền tại Biogency. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm.